Vai trò Giám đốc sáng tạo tại các thương hiệu thời trang lớn không chỉ gây áp lực với các nhà thiết kế nam, mà đối với nữ giới, công việc này còn khó khăn gấp bội khi họ phải cân bằng giữa cuộc sống cá nhân – công việc cùng sự kỳ thị giới tính trong ngành công nghiệp thời trang
Sau sự ra đi của nhà thiết kế Karl Lagerfeld vào ngày 19/2 vừa qua, thương hiệu Chanel đã cất nhắc người cộng sự thân cận của “quái nhân đầu bạc” – NTK Virginie Viard, nguyên là Giám chế Studio. Việc bổ nhiệm này đã nâng số lượng các nhà thiết kế nữ nắm giữ vai trò Giám đốc sáng tạo của những thương hiệu top đầu ngành công nghiệp thời trang, trong đó có thể kể đến những cái tên như Maria Grazia Chiuri (nhà Dior),GIVENCHY siêu cấp Clare Waight Keller (Givenchy), Natacha Ramsay-Levi(nhà Chloe), Sarah Burton (nhà Alexander Mcqueen),…
Tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung, tỉ lệ phần trăm nữ giới được bổ nhiệm giữ vai trò chủ chốt tại các nhà mốt danh giá vẫn được duy trì ở một con số khá khiêm tốn. Tại Paris, mỗi mùa thời trang với hơn 90 show diễn, xấp xỉ khoảng 30 thương hiệu có Giám đốc sáng tạo là nữ. Tỉ lệ này còn thấp hơn tại Milan với con số 31%. Ở lãnh vực kinh doanh, Phó chủ tịch điều hành Delphine Arnault tại tập đoàn LVMH là thành viên nữ duy nhất trong tập thể những nhân viên cấp cao đa phần là nam giới.
Lí do nào mà một ngành công nghiệp được sinh ra dành riêng cho nữ giới lại hoàn toàn bị thống trị bởi những người mang nhiễm sắc thể XY? Bên cạnh đó, điều khó lí giải rằng tại hầu hết các trường chuyên ngành về thiết kế và nghệ thuật – ví dụ như trường Central Saint Martins, cái nôi thai sinh rất nhiều những tên tuổi lừng danh của làng thời trang – lại có đến 74% sinh viên là nữ giới, tại học viện New York’s Fashion Institute có đến 85% sinh viên nữ. Song khi tốt nghiệp, lại rất ít những sinh viên nữ được cất nhắc vào các vị trí thiết yếu trong những công ty, thương hiệu hàng đầu ngành công nghiệp thời trang?
“Ngành thời trang luôn đặt ra không ít sự đòi hỏi và áp lực. Phụ nữ luôn phải lựa chọn giữa cuộc sống gia đình với sự nghiệp”
– Nhà thiế kế Julie de Libran
Nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới được khởi phát từ những nhà thiết kế nữ giới nhưng sự thành công chỉ đến với các thương hiệu khi được tiếp quản bởi những hậu duệ là nam giới. Ngoài Chanel đã tạo nên sự bùng phát từ những thập niên 20-30, rất nhiều nhà mốt như Jeanne Lanvin, Madeleine Vionnet, Elsa Schiaparelli, Nina Ricci và Marie-Louise Carven phải mất nhiều thập niên để vực dậy lại tên tuổi khi vai trò Giám đốc sáng tạo được phân bổ cho các nhà thiết kế nam giới.
Như nhà sử học thời trang và tác giả E P Cutler giải thích: “Ban đầu, có một chút kỳ quặc khi đàn ông làm những công việc may mặc cho phụ nữ. Sự đụng chạm cơ thể và nhìn phụ nữ trong trạng thái khoả thân đã nhận lấy không ít sự bất đồng trong xã hội. Nhưng khi Hoàng hậu Eugénie, phu nhân của vua Napoleon III, hàng hiệu siêu cấp hà nội trở thành người hâm mộ Charles Frederick Worth vào khoảng năm 1860, việc nam giới may mặc quần áo cho phụ nữ trở thành điều chấp nhận được.
Sự xuất hiện của Charles Frederick Worth, biểu thị một sự thay đổi trong suy nghĩ cho cả người may lẫn người mặc. Vài năm sau, các nhà thiết kế thời trang – như chúng ta hiểu thuật ngữ ngày nay – bắt đầu nổi lên rầm rộ, và hầu hết tất cả đều là phụ nữ.
Jeanne Paquin đã sáng lập thương hiệu của riêng mình ở Paris vào năm 1890. Sau đó, giới thời trang xuất hiện cái tên Madeleine Vionnet cũng như một số tên tuổi tài hoa khác như Gabrielle Coco Chanel, Elsa Schiaparelli và Jeanne Lanvin. Đó là một thời kỳ hoàng kim cho các nhà thiết kế thời trang nữ.
Mọi thứ lại thay đổi sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Sự thay đổi trong ý thức hệ kéo theo sự mất cân bằng trong cán cân bình quyền giữa nam và nữ. Việc đàn ông thiết kế trang phục cho phụ nữ trở nên hoàn toàn được xã hội chấp nhận và đến giữa những năm 1950, một loạt các nhà thiết kế nam trẻ tuổi xuất hiện, mong muốn tạo dấu ấn của họ đối với thời trang nữ. Đây là giai đoạn làng thời trang chào đón những thiên tài lừng danh như Yves Saint Laurent, Karl Lagerfeld, Christian Dior, Hubert de Givenchy và Cristóbal Balenciaga với khao khát tạo nên hình mẫu phụ nữ mang tính biểu tượng hơn là các trang phục có sự ứng dụng cao.
Có vẻ như các nhà thiết kế nữ vẫn ít có khả năng được xem là người tiên phong trong ngành công nghiệp so với các đồng nghiệp nam. Trong một ngành công nghiệp mà sự đổi mới là yếu tố tối quan trọng, các thương hiệu đang tìm kiếm những người đàn ông như JW Anderson hay Alessandro Michele, những người được biết đến với khả năng xác định lại định hướng thẩm mỹ của một thương hiệu.
Các nhà thiết kế nữ thường bị quy chụp rằng khả năng của họ hạn chế hơn nam giới; đồng thời các thiết kế của họ thường đơn giản và ít sự sáng tạo. Song điều này hoàn toàn sai lầm bởi không ít những nữ nhân như Mary Katrantzou, Sarah Burton hoặc cặp chị em Mulleavy (nhà Rodarte), Phoebe Philo (cựu giám đốc sáng tạo nhà Céline) đã và đang là những nhà thiết kế định hình phong cách và xu hướng thời trang của từng mùa với các thiết kế độc đáo, đầy sáng tạo.
Một trong những rào cản khiến nữ giới thường không được trọng dụng là sự khốc liệt và áp lực công việc của ngành thiết kế thời trang. Các nhà thiết kế nam giới như Alber Elbaz hoặc Raf Simons từng than thở không ít trên các kênh truyền thông rằng công việc can thiệp quá nhiều vào cuộc sống cá nhân của họ; trong khi đó đa phần nữ giới ngoài công việc, họ còn gánh vác thiên chức làm mẹ và chăm sóc gia đình của mình.
Một sự nghiệp thành công trong ngành công nghiệp thời trang thường đi đôi với không ít khó khăn và áp lực, khiến phụ nữ phải đưa ra quyết định chọn lựa một trong hai cán cân – nhất là khi hầu hết các giám đốc sáng tạo thường được bổ nhiệm khi ở tuổi đời 35-45. Nhà thiết kế Philo là một ví dụ hiếm hoi của một người cân bằng giữa thành công gia đình và thời trang. Cô đã được nhà Céline hỗ trợ và chuyển xưởng sản xuất từ Paris đến London; đồng thời Céline còn hủy bỏ show diễn mùa Thu / Đông 2012 khi cô mang thai.
“Phụ nữ nắm giữ vai trò giám đốc sáng tạo chỉ là thiểu số”, nhà thiết kế Julie de Libran cho biết. “Ngành công nghiệp thời trang vô cùng khắt khe và phụ nữ vẫn thường phải lựa chọn giữa cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Họ luôn không có sự hỗ trợ để thăng tiến trong sự nghiệp – điều đó trở thành ngăn trở khó tránh khỏi khiến nữ giới thường phải đấu tranh giữa vai trò trong xã hội và vai trò trong gia đình. Đàn ông lại hoàn toàn không bị những gánh nặng đó đè nén – sự nghiệp mới là thước đo thực sự giá trị của một người đàn ông”.
Bouchra Jarrar, who took over as artistic director at Lanvin after the departure of Alber Elbaz. Jonathan Philippe Levy / Getty Images
Nhà thiết kế Bouchra Jarrar bị sa thải chỉ trong một thời gian ngắn nắm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo của nhà Lanvin
Gánh nặng này sẽ được trút bỏ khá nhiều khi phụ nữ là giám đốc sáng tạo của các thương hiệu danh tiếng, với khả năng xây dựng các đội có thể làm việc theo lịch trình của họ. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi không ít sự nỗ lực và may mắn.
“Sinh trưởng trong gia đình cùng ba người anh trai, tôi không bao giờ nhận thấy có sự khác biệt quá lớn giữa nam và nữ”, nhà thiết kế Tory Burch chia sẻ trong một bài phỏng vấn với tờ The New York Times. “Tôi từng nhận phải vài định kiến khi thành lập công ty, và tôi đã cảm nhận được sự kỳ thị phụ nữ trong ngành này đáng sợ như thế nào. Khi tôi kêu gọi các mạnh thường quân để huy động vốn, không ít người đã dèm pha, thậm chí nhục mạ tôi. Những điều đó khiến tôi thực sự thấm thía áp lực mà các nhà thiết kế nữ phải đối mặt trong ngành công nghiệp thời trang”.
Ở các quốc gia Á Châu, phụ nữ cũng luôn bị đánh giá thấp năng lực không chỉ riêng trong lĩnh vực thời trang. Hiện nay, nhiều thương hiệu như Ermenegasy Zegna và Dunhill, khách hàng Châu Á đa phần là đàn ông. Điều này đã tạo nên trào lưu các sinh viên nam giới theo học tại các trường thiết kế chọn lựa mảnh đất thời trang nam là nơi “dụng võ”; kéo theo tỉ lệ nhân sự nam giới ngày càng chiếm ưu thế tại những thương hiệu tại Âu Châu.
Masha Ma, một nhà thiết kế gốc Hoa có trụ sở giữa Thượng Hải và Paris, cho biết cô chưa từng bao giờ bị kỳ thị giới tính tại Á hay Âu Châu. “Bạn biết đấy, luôn có không ít thách thức đặt ra cho các nhà thiết kế nữ trong ngành công nghiệp này. Song, tôi phải thừa nhận rằng càng nhiều yếu tố ngoại vi tác động đến sự nghiệp, bạn lại càng cần phải thay đổi. Thời trang là một ngành công nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt khi thị trường thời trang nội địa đang phát triển.Nếu bạn chọn bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần duy trì niềm tin vững chắc và những nỗ lực không ngừng nghỉ.”
Theo nhà nghiên cứu và phê bình thời trang E P Cutler, ông nhận định việc bổ nhiệm hai nhà thiết kế nữ ở vị trí Giám đốc sáng tạo của thương hiệu Christian Dior và Givenchy đã tạo nên không ít tác động đến toàn ngành thời trang. “Bernard Arnault, Giám đốc điều hành của LVMH, hiện đang sở hữu mảng thời trang cao cấp của Christian Dior và Givenchy, là một trong những người có đầu óc kinh doanh xuất sắc nhất. Công chúng đã rất phấn khích và được truyền cảm hứng khi những phụ nữ trở thành người cầm lái tại các thương hiệu thời trang lớn, điều này ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của các thương hiệu. Chỉ có phụ nữ mới thực sự hiểu và biết rõ những gì phụ nữ mong muốn trong tủ quần áo. Điều gì tốt cho phụ nữ, đồng nghĩa điều đó tốt cho công việc kinh doanh”.
Tuy nhiên cũng có ý kiến trái chiều cho rằng,GIVENCHY việc bổ nhiệm các nhà thiết kế nữ tại những thương hiệu lớn là một biện pháp “cầm hơi” của các nhà kinh doanh; khi bối cảnh các thương hiệu đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn. Điều này giải thích cho việc nhà thiết kế Bouchra Jarrar bị sa thải chỉ trong một thời gian ngắn nắm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo của nhà Lanvin.
Trước sự hỗn loạn của ngành công nghiệp thời trang ngày nay, nơi các thương hiệu đều phải chống chọi với sự cạnh tranh, với các mô hình kinh doanh bị phá vỡ bởi kỹ thuật số hóa và trào lưu see now, buy now; chưa kể đến việc nền kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có dấu hiệu khủng hoảng, khả năng không mong muốn là những người như Chiuri và Waight Keller giống như những “vật thí nghiệm” hơn là những nhà cách mạng nữ quyền.
【Bài viết liên quan】:duybrandapart